Trang phục Tottenham_Hotspur_F.C.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tottenham Hotspur F.C..

Trang phục thi đấu đầu tiên của Tottenham được biết tới là vào năm 1883 với bộ đồng phục màu xanh tím than, chữ H trên tấm khiên nằm phía ngực trái và quần trắng[102]. Sau khi chứng kiến câu lạc bộ Blackburn Rovers đăng quang FA Cup năm 1884, họ quyết định mặc bộ trang phục "chia 4 ô" tương đồng suốt trong mùa giải tiếp theo[103]. Họ chuyển về màu áo xanh tím than truyền thống vào mùa giải 1889-90 sau khi chuyển tới sân Northumberland Park. Trang phục của họ trở thành áo đỏ quần xanh vào năm 1890, khiến họ mang biệt danh "Tottenham đỏ"[104]. Năm 1895, họ chính thức trở thành đội bóng chuyên nghiệp với trang phục màu chocolate sọc vàng[57].

Mùa giải cuối cùng tại Northumberland Park 1898-99, họ quyết định đổi về áo trắng quần xanh, khá giống với câu lạc bộ Preston North End[105]. Kể từ đó, áo trắng với quần tím than là bộ trang phục truyền thống của Spurs, và họ được người hâm mộ goi là "The Lilywhites" (Hoa loa kèn)[106]. Năm 1921 sau khi giành chức vô địch FA Cup, hình biểu tượng chú gà chọi chính thức được in lên áo của các cầu thủ. Số áo được in lên lưng cầu thủ bắt đầu từ năm 1939. Năm 1991, họ lần đầu giới thiệu trang phục thi đấu với quần dài quá gối – một hình thức cách tân đối với trang phục đương thời[57].

Trong thời kỳ đầu của câu lạc bộ, trang phục của họ được thiết kế bởi các nhà may địa phương. Nhà cung cấp trang phục đầu tiên của Tottenham là HR Brookes nằm trên đường Seven Sisters[60]. Trong thập niên 1920, hãng Bukta là nhà cung cấp trang phục cho đọi bóng. Cho dù Umbro là nhà sản xuất trang phục chính cho câu lạc bộ kể từ năm 1959, nhưng thực sự hợp đồng với hãng Admiral mới giúp doanh thu áo thi đấu của Spurs cải thiện đáng kể[107]. Admiral thay thế toàn bộ màu trắng trơn với sọc mờ bằng những đường may hiện đại, bổ sung thêm logo của họ, làm tay áo dài và may chìm những đường cắt. Le Coq Sportif thay thế Admiral vào mùa hè năm 1980[108]. Năm 1985, đội bóng ký hợp đồng cung cấp trang phục với hãng Hummel[109], tuy nhiên việc mở rộng doanh thu thất bại hoàn toàn, và họ quay về với Umbro vào năm 1991[110]. Sau đó lần lượt là các hãng Pony (1995), Adidas (1999), Kappa (2002)[57][111] trước khi câu lạc bộ ký hợp đồng 5 năm với Puma vào năm 2006[112]. Năm 2011, Under Armour công bố cung cấp trang phục cho Tottenham trong 5 mùa bóng tính từ mùa giải 2012-13[113][114][115][116]. Trang phục mới này có tích hợp hệ thống đo nhịp tim và nhiệt độ của từng cầu thủ, sau đó được gửi trực tiếp vào sinh trắc quan của ban huấn luyện[117]. Tháng 7 năm 2017, Nike trở thành nhà cung cấp áo thi đấu của Spurs. Bộ trang phục mới được ra mắt ngày 30 tháng 6 có hình biểu tượng hình tấm khiên, nhằm kỷ niệm mùa giải 1960-61 thành công khi Tottenham là câu lạc bộ đầu tiên của Anh giành được cú đúp quốc nội[118]. Tháng 10 năm 2018, Nike ký vào bản hợp đồng có giá trị 15 năm, cung cấp áo đấu cho câu lạc bộ tới năm 2033 với giá trị 30 triệu bảng/năm[119].

Quảng cáo trên áo đấu lần đầu xuất hiện trên bộ trang phục của đội bóng hạng dưới là Kettering Town vào năm 1976 cho dù trước đó bị cấm bởi Hiệp hội bóng đá Anh[120]. Hiệp hội gỡ bỏ lệnh cấm không lâu sau đó, và quảng cáo đã xuất hiện rộng rãi trên trang phục các đội bóng kể từ năm 1979, và đặc biệt từ khi bóng đá được chiếu trên truyền hình vào năm 1983[117][121]. Tháng 12 năm 1983, Tottenham Hotspur được đưa lên sàn chứng khoán London, và Holsten trở thành nhà tài trợ đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ[122]. Thomson Holidays là nhà tài trợ áo từ năm 2002, song nhiều cổ động viên không hài lòng do logo công ty này có màu giống với đối thủ truyền thống, Arsenal[123]. Năm 2006, Spurs ký hợp đồng trị giá 34 triệu bảng với trang web cá độ trực tuyến Mansion.com[124]. Tháng 7 năm 2010, họ giới thiệu nhà tài trợ mới Autonomy với giá 20 triệu bảng[125]. Chỉ một tháng sau, họ công bố thêm hợp đồng tài trợ với ngân hàng đầu tư Investec Bank trong vòng 2 năm với giá 5 triệu bảng[126][127]. Kể từ năm 2014 tới nay, hãng bảo hiểm AIA tài trợ áo đấu cho câu lạc bộ với giá khởi điểm hơn 16 triệu bảng/năm[128][129], tăng lên thành 40 triệu bảng/năm kể từ năm 2019 và kéo dài tới tận năm 2027[130].

1883-84
1884-86
1889-90
1890-96
1896-98

Nhà tài trợ trang phục

Giai đoạnNhà cung cấp trang phục[57]Nhà tài trợ (áo)[57]
1907-11HR BrookesKhông có
1921-30Bukta
1935-77Umbro
1977-80Admiral Sportwear
1980-83Le Coq Sportif
1983-85Holsten
1985-91Hummel
1991-95Umbro
1995-99PonyHewlett-Packard
1999-2002AdidasHolsten
2002-06KappaThomson Holidays
2006-10PumaMansion.com Casino & Poker
2010-11Autonomy Corporation1[131]
2011-12Aurasma12[57]
2012-13Under Armour
2013-14Hewlett-Packard3[132]
2014-17AIA[128]
2017-nayNike[133]

1 Áp dụng với trang phục thi đấu tại Ngoại hạng Anh. Investec Bank xuất hiện trên áo đấu tại UEFA Champions League, FA Cup, Cúp Liên đoàn và Europa League[127][134].2 Aurasma là công ty con của Autonomy Corporation.3 Hewlett-Packard là công ty mẹ của Autonomy Corporation và chỉ xuất hiện trên áo đấu tại Ngoại hạng Anh. AIA xuất hiện trên áo đấu tại FA Cup, Cúp Liên đoàn và Europa League[135].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tottenham_Hotspur_F.C. http://www.tottenhambrasil.com.br/ http://www.spurscanada.ca/ http://www.spurs.ch/ http://www.24dash.com/news/Communities/2007-03-26-... http://www.britishpathe.com/record.php?id=41748 http://www.britishpathe.com/video/the-cup-final-19... http://www.constructionenquirer.com/2014/07/12/pic... http://www.football365.com/story/0,17033,8652_2173... http://www.footballfanscensus.com/issueresults/Clu... http://hotspurhq.com/2013/04/27/tottenham-won-thei...